Ở Hải Phòng, hội chọi trâu đã trở thành điểm sáng văn hóa có sức hấp dẫn lớn

Trong đời sống nghệ thuật truyền thống, hơn 3.000 năm trước, tượng trâu nghệ thuật bằng đất nung từng xuất hiện trong các di chỉ văn hóa Đồng Đậu. Trâu “có mặt” trong điêu khắc gỗ đình làng thế kỷ 17-18, trong bức tranh tứ bình Ngư – Tiều – Canh – Mục đặc sắc với hình em bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo. Chúng ta còn thấy trâu được chạm khắc trên bề mặt trống đồng (trống Vĩnh Hùng). Ngoài ra, trâu là vật hiến sinh quen thuộc trong nghi lễ nông nghiệp; có cả một Lễ hội đâm trâu tồn tại đến ngày nay ở Tây Nguyên, liên quan tới phong tục – tập quán, tín ngưỡng – tôn giáo của đồng bào người Thượng. Tại Đồ Sơn (Hải Phòng), hội chọi trâu đã trở thành điểm sáng văn hóa có sức hấp dẫn lớn với du khách gần xa.

Thuyết minh về con trâu trong thời hiện đại, trâu không hề vắng bóng trong các tác phẩm văn học nghệ thuật. Lúc bị giam cầm trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, giải tới giải lui suốt 13 huyện ở Quảng Tây, Hồ Chủ tịch không khỏi ngậm ngùi: Trên đời ngàn vạn điều cay đắng/ Cay đắng chi bằng mất tự do/ Mỗi việc một lời không tự chủ/ Để cho người dắt tựa trâu bò. Bị đày ải trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt Gió sắc tựa gươm mài đá núi/Rét như dùi nhọn chích cành cây, Người vẫn thu vào tầm mắt cảnh thôn quê bình dị: Chùa xa chuông giục người nhanh bước/ Trẻ dắt trâu về tiếng sáo bay

trich: thuyet minh ve con trau

Bình luận về bài viết này